Thứ Ba, 19 tháng 11, 2013

QUÊN..................!!!!

Ngủ trưa, thức dậy, nhâm nhi cà phê, phì phèo thuốc lá, nghĩ vẫn vơ.........bèn viết.

QUÊN 1.
Trước. Hai người vốn là bạn.
Giữa, hai người là người yêu.........Rồi.......... hai người là vợ chồng.
Kế tiếp, hai người là “ông bà cố”  hoặc là “cháu cố” của nhau......... tùy hứng!!!
Cuối. Hai người không thèm nhìn nhau khi có chuyện chung cần giải quyết.
Vì........họ quên điều căn bản: trước khi cưới nhau họ là bạn của nhau chớ không phải là “cái gì khác của nhau”!!!
QUÊN 2.
Bỗng một ngày cha mẹ hoảng hốt nhận ra con yêu ngoan hiền của mình nó cứng đầu hay cải lại mình........và đau đáu niềm đau.
Vì........họ quên rằng mình bước chậm hơn tiến độ của xã hội......quên rằng con mình đã lớn.....quên rằng con mình cần có tinh thần tự chủ......quên rằng con mình không phải là mình!!!
QUÊN 3.
Bỗng một ngày người con không còn thích thuận thảo với cha mẹ, thường chống đối lại mọi ý kiến và hành động của cha mẹ, tự nhiên như phản xạ........và chỉ thích luôn tìm đến khung cảnh ngoài gia đình.
Vì....... họ quên rằng họ và cha mẹ thuộc hai thế hệ khác nhau, thấm nhuần các ý thức tập quán được hình thành cách nhau trên dưới 20 năm.......và họ quên những lần ngồi trên vai cha hoặc níu váy mẹ khi đi trên phố đông người!!!
QUÊN 4.
Bỗng một lần, người học trò thấy thầy mình “dở ẹc”, không sắc bén như mình.
Vì……họ quên thầy đã già……. và mình đã học hết các bí quyết của thầy rồi từ đó mà phát huy.
QUÊN 5.
Bỗng một ngày, người thầy bực mình tự ái vì thấy trò ngoan của mình “giỏi” hơn mình.
Vì…..họ quên câu “tre tàn,măng mọc”…….và họ quên điều hạnh phúc nhất của một người thầy chính là trò phải giỏi hơn thầy…….kết quả như vậy mới khoái chớ sao…...hihi.
………………………………………….
QUÊN N.
Bỗng nhiên ta thấy buồn
vì quá khứ nhiều gian nan,
tương lai lắm mịt mù
hiện tại không như ý
vì quên …….ta đang còn sống!!!
hihihi…… !!!!
................................................................

QUÊN CUỐI CÙNG.
Và…….còn nhiều điều muốn nói mà lỡ…….. QUÊN…… rồi………..hihihi.
Tạ Minh, Sài Gòn 19-11-2013.



Thứ Năm, 29 tháng 8, 2013

SUY NGHĨ LINH TINH VỀ ....."Ì XÈO ÂM NHẠC" VỪA QUA.




Tuần qua, một vụ “ì xèo” trong giới văn nghệ khiến thiên hạ tốn không ít công sức để gõ, viết, nói, huơ tay…….Hình như …….tui cũng đang tốn công một trong các kiểu này: GÕ……..hihi.
Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 nêu nhận xét hơi mạnh mẽ về vài ca sĩ trẻ. Chỉ có Đàm Vĩnh Hưng lên tiếng. Đó là quyền của cậu ấy…….và đã có nhiều ý kiến của người khác. Tôi cũng có vài ý kiến linh tinh hay lẫm cẫm……..như sau: Nghe ĐVH hát nhạc trữ tình (tôi cho là dùng chữ này hợp hơn từ NHẠC VÀNG) trên các chuyến xe đường dài, tôi có cảm giác như nghe một phụ nữ lớn tuổi đang gào khóc theo đề tài của bản nhạc hơn là diển tả ý tứ cảm xúc của nhạc sĩ. Dĩ nhiên cậu ta có quyền trình bày theo ý theo cách của mình ……..nhưng đã làm khác đi nhiều cung cách đặc thù của ý tứ nhạc sĩ muốn thể hiện. Hầu hết cảm xúc trong các tác phẫm của NS Nguyễn Ánh 9 là cảm xúc của một người đàn ông trầm lắng, gậm nhấm nỗi đau của mình trong phòng riêng. Còn ĐVH lại biến thành nỗi thống khổ của một phụ nữ đang gào thét giữa chợ qua giọng và kiểu hát nhão nhẹt của cậu. Cùng  một tâm trạng, hai hình thức bộc lộ, hai bối cảnh thể hiện. Một, im ắng và chỉ có một mình mình biết hoặc chỉ vài bạn tâm giao biết và cảm thông. Một thì cả chợ đều biết và hiếu kỳ theo dõi…….còn có cảm thông hay không thì…..may ra trời mới biết…...hihi.
Có lẻ ĐVH không tự nhận ra thế mạnh và thế yếu của mình nên mới hát lung tung thể loại và phản ứng lại với “bố 9” như thế. ĐVH không biết hay chưa biết là ngay cả Thái Thanh (một giọng hát có âm sắc trù phú:phù hợp với nhiều thể loại) cũng hiếm khi hát nhạc Trịnh Công Sơn, Hùng Cường với giọng tenor, cũng trù phú mà chỉ hát nhạc của Khánh Băng. Khánh Ly chỉ hát một vài bài của nhạc sĩ khác ngoài TCS (trước 1975). Tại sao kỳ vậy? Vì họ biết cái mạnh cái yếu của mình và của đồng nghiệp khác. Họ chọn nhạc phẫm hợp với thế mạnh của mình để hát, để phát huy thế mạnh của mình, để sự nghiệp của họ không bị vẫn đục mà mãi SÁNG và TRONG trên bầu trời nghệ thuật. Đó là cái KHÔN TINH TẾ của họ chớ không phải KHÔN LÕI. Nếu ĐVH học hỏi các đàn anh đàn chị thì tốt hơn là “phản pháo lung tung” như vừa qua. Vì dù sao cậu cũng đã tạo được cho mình “một góc trời riêng” trên bầu trời âm nhạc. “Góc trời riêng” đó nó như thế nào thì tui không lạm bàn, “tùy người đối diện” vậy nha…….hihi.

Ở lứa tuổi cấp 2, con tôi không thích nghe nhạc của Phạm Duy, Văn Cao,Dương Thiệu Tước, Y Vân, Văn Phụng, Ngô Thụy Miên, Cung Tiến, Từ Công Phụng, Phạm Đình Chương…vv…như tui mà chỉ thích nghe nhạc Pop, Rock, Rap………mà bây giờ người ta hay dùng từ “nhạc trẻ” (tôi cho là không đúng dù là đa số tuổi trẻ mê các thể loại này vì…….tui cũng đã từng khoái nghe loại nhạc này khi U50, dĩ nhiên chỉ một số bài). Bây giờ tui không chủ động nghe nhạc vì mê Y học và Phật học hơn và cũng đã tìm ra cách “tự sướng” khi mỏi mệt vì làm việc: THIỀN; chớ không cần các phương tiện giải trí nữa).
Khi lên cuối cấp 3, cháu lại không thích “nhạc trẻ” mà chuyển sang nghe “nhạc già” như tui……….hihihi.
Hồi đó, cha con tui nói với nhau thế này:
-          -     Sao không thấy con nghe nhạc trữ tình như ba?
-          -   Con không thích !
-          -   À…….rồi một lúc nào đó sau này con sẽ thích.
Sau này là như thế này:
-          -    Ủa……..con không nghe  nhạc trẻ  nữa à ?
-          -    Thôi…….ít có bài sâu sắc quá, nhiều bài lời lẻ vớ vẫn quá…..mất công nghe.

Ậy……cái gì đến sẽ đến, cái gì đi sẽ phải đi.
Chỉ thương « ông bạn già nhạc sĩ » bị « thất niệm » vì thẳng thắn. Xin đính chính : tui chỉ khoái tác phẫm chớ hổng gặp mặt ông Nguyễn Ánh 9 bao giờ, bây giờ mới biết mặt ông qua hình ảnh trên internet……..thành ra chữ « bạn già » là bị tui « thấy sang bắt quàng » mà thôiiiiiiiiii…..... Ông 9 đừng giận tui tội nghiệp nha.....hihi
À……..riêng về nữ ca sĩ miền Bắc, tui chỉ thích nghe Lê Dung, một giọng ca trù phú, đa âm sắc và ngọt ngào chứa đầy tình cảm mà kỹ thuật thì cũng xứng tầm CA SĨ…….nhưng tiếc là cô ra đi hơi sớm……..huhu.
Sài Gòn 30-08-2013.

HẠNH PHÚC VÀ ĐAU KHỔ.





Có những niềm hạnh phúc được giữ mãi trong ký ức và nhiều đau khổ còn lại mãi trong đời. Như lần thi tốt nghiệp đạt thứ hạng cao, như người thân thương nhất ra đi vĩnh viễn.
Có những hạnh phúc hay đau khổ rồi cũng qua đi như sương sớm khi nắng lên. Như một bữa ăn ngon, như một cái mụt nhọt.
Có những hạnh phúc bừng nở trong bối cảnh cực khổ và những khổ đau vụt đến trong lúc đang an hưởng hạnh phúc. Hạnh phúc quá khi đang đi giữa nắng gắt mà trời bỗng đổ cơn mưa rào. Còn đau khổ nào hơn khi đang vui trong giấc mộng đẹp thì cái răng bỗng nhức nhối xông lên tận óc.
Tôi lại nhớ đến câu nói của thầy Vũ Văn Thanh, dạy văn ở cấp 3 trường Nguyễn Bá Tòng thời trước 30-4-1975: 
“ đời người không phải là thiên đàng hay địa ngục, mà là một chuỗi dài hạnh phúc và đau khổ nối tiếp nhau”.


LÀM “NGƯỜI TỬ TẾ”….?!




1-/ Chàng nho sinh đi ngang qua vườn dưa đang ra hoa kết trái. Chọt thấy một dây oằn trái non sắp gảy đứt. Anh ngồi xuống vun đất đở nhánh dưa này; sữa lại xong xuôi, chàng vừa huýt sáo vừa đi tiếp. Vừa ra tới đường anh nghe tiếng la:
-          Ê….thằng kia, sao mầy ăn vụng dưa của tao?
-          Đâu có……..!
-          Nếu không…. làm gì mà mày ngồi trong đó lâu vậy???!!!. …Phân bua vài câu không được, chàng đành chịu nghe mắng mỏ và hăm dọa vài câu.
Từ đó, chàng không dám ngồi xuống khi đi ngang qua vườn dưa dù bất cứ lý do gì vì đã hiểu và thuộc lòng câu nói trứ danh của Mạnh Tử “người quân tử đi qua vườn dưa,nếu bị sút dép,cũng không nên ngồi xuống sữa dép”.
Một thời gian sau, đi qua vườn dưa nọ. Chàng thấy mấy con sâu to tướng đang gặm  một dây dưa có trài to đang gìa. Định ngồi xuống bắt mấy con sâu nhưng chợt nhớ chuyện cũ nên làm ngơ đi thẳng,cũng chẳng gặp được chủ vườn để nói về mấy con sâu.Về tới nhà, lòng chàng không yên vì những trái dưa đang chờ chín…mà không bao giờ chín được nữa.
Một thời gian khác, ở một vườn dưa khác. Cảnh cũ lại đến, chàng nho sinh ngồi xuống chăm sóc cành dưa sắp hỏng. Khi ra khỏi vườn lại bị hạch sách, bị mắng mỏ, phân bua mà chủ vườn không nghe,chàng đành im lặng. Nhưng chủ vườn cũng để chàng đi. Cả hai bên không ai bận lòng.
Vườn quá rộng, chủ vườn không bận lòng kiểm chứng lời “thằng ăn vụng”.
“Cái giá phải trả”… chàng nho sinh cũng chẳng bận lòng làm chi….hihi.
Hà Nội, 17-01-2011.

KHÔN CHẾT,DẠI CHẾT,BIẾT SỐNG.



“Khôn chết,dại chết,biết sống.”
Câu nói trứ danh này của Tôn Tử hình như chưa được 100%.
Xin phép ông Tôn Võ. Tôi thêm chút muối chút mắm cho đậm đà…..
……….“khôn chết, dại chết, biết cũng có thể chết…hên mới sống”
Hihihi….

HƠN NGƯỜI THUA NGƯỜI.




Hồi còn làm việc ở chổ thầy B.Q.Châu, 19B Phạm Ngọc Thạch quận 3. Tôi nhận dạy thực hành DC cho một chị. Chị phụ giúp tôi vài việc linh tinh. Chị này có một bằng đại học và 2 năm đại học ngành khác. Kiến thức và khả năng phán đoán rất tốt. Một hôm,tôi nhờ chị lấy kim mới hấp (lúc đó, chúng tôi còn dùng kim châm lên mặt BN). Khi trở lại bàn với tôi, vừa ngồi xuống chị hậm hực nói “bà đó là cái thá gì mà…”. Nghe qua câu chuyện, tôi biết chị này có một phần sai nho nhỏ, nhưng chị kia lại phản ứng hơi quá.
Sau buổi làm việc, tôi mời chị đi uống nước ở một quán cà phê bình dân. Hồi đó SG chưa có những quán cà phê xịn như bây giờ. Ngồi xuống, cà phê đã đem ra (tôi luôn uống cà phê mỗi khi vào quán), tôi chưa biết nên bắt đầu như thế nào để hóa giải cái ấm ức của chị vì thế nào cũng có “đại khẩu chiến” giữa hai người trong tương lai gần đều thuộc loại tốt mà nóng tính. Một điều chưa bao giờ có ở chổ chúng tôi. Chợt một con chó lững thững đi ngang, tôi bèn ứng khẩu:
-          Tui đố chị ……..con chó và tui, ai hơn ai?
Nghe câu hỏi nghịch nhĩ quá. Chị không trả lời ngay. Lanh ghê chưa ! Một lúc sau chị mới trả lời:
-          sư phụ hỏi vậy thì tui nghĩ rằng không ai hơn ai cả.
-          sao vậy?
-          vì con chó có những khả năng mà sư phụ không thể có…sư phụ lại có những khả năng mà con chó không thể có.
-          À, vậy đừng bao giờ coi thường người khác nữa cho dù đó là ai nhen. Ai cũng có một điều gì đó để hơn mình.
Chị cười. Tôi cũng cười. Uống lẹ lẹ rồi về…đói bụng rồi.
May quá, chiến tranh đã không xảy ra, cho đến khi chị xuất ngoại.
Sài Gòn, Hóc Môn 01-09-2010.